. dangkien 92 : day la ca khuc o 360 do the thao. Tuy la ca khuc cua y nhung minh tin la cac ban dich duoc
rat mong cho bai dich cua cac ban

. Ngọc : Đây là bản nhạc của ca sĩ người nổi tiếng người Ý Rino Gaetano, video clip là buổi trình diễn hòa nhạc tại Sanremo 1978.
Bài hát rất là khó để diễn đạt ra thành ý, bởi vì hầu như là nó vô nghĩa . Nhưng âm điệu rất hay, khiến người ta nhún nhảy.

1. có thể giải thích theo 3 cách :
- Gianna wastes no time in hopping into bed.
- Gianna wastes no time in having sex at all - she doesn't bother.
- Gianna is very efficient in having sex.

Nhưng vì Rino Gaetano đã mất khá lâu nên chẳng thể tìm được câu trả lời .

. Oll : có vài tài liệu liên quan đến (2) Pymalion :

“Vui và buồn ở đời là tuần hoàn cả. Tất cả bí quyết của sự sống là biết tin tưởng và đợi chờ, vì tin tưởng và chờ đợi thì cái gì mà chẳng đến? Anh đọc sách có còn nhớ chuyện Pygmalion không?…” - Trích “Thương Nhớ Mười Hai” - Vũ Bằng.

Trong huyền thoại Hy Lạp cổ, Pygmalion là chàng hoàng tử xứ đảo Cyprus, trầm lặng cô đơn và lãng mạn. Pygmalion đã đem hết tâm hồn mình để tạc nên bức tượng một cô gái đẹp tuyệt vời, đặt tên là Galatea. Từ khi có Galatea, Pygmalion vui sướng như có được người phụ nữ lý tưởng của đời mình, người bầu bạn mà hằng ngày chàng âu yếm chuyện trò. Pygmalion đem lòng yêu sâu sắc tác phẩm của chính mình và tha thiết khẩn cầu thần Vệ Nữ ban cho Galatea hơi thở sự sống. Cảm động trước tài năng và tình yêu chân thành của Pygmalion, nữ thần Tình Yêu đã hóa phép cho bức tượng ngà biến thành người thật. Ước mơ toại nguyện, nàng Galatea xinh đẹp trở thành vợ chàng và hai người sống hạnh phúc bên nhau đến trọn đời.

“There can be miracle, when you believe”.


Pygmalion và Galatea (1890) tranh Jean-Léon Gérôme (1824-1904)


2.
Dựa trên câu chuyện truyền thuyết xưa, Bernard Shaw viết kịch bản Pygmalion năm 1913. Đến năm 1956, Pygmalion của Bernard Shaw được chuyển thể thành vở nhạc kịch My Fair Lady, lập nên kỷ lục số lần công diễn lâu nhất ở nhà hát Broadway bấy giờ. My Fair Lady sau đó được dựng thành phim (1964), thu được thành công vang dội với ngôi sao huyền thoại Audrey Hepburn trong vai chính, nàng Eliza Doolittle.



Trong phiên bản “Pygmalion” hiện đại của Bernard Shaw, giáo sư ngôn ngữ Henry Higgins quả quyết rằng ông có thể rèn luyện chỉnh sửa cách ăn mặc và giọng nói để “biến” cô gái bán hoa quê mùa Eliza trở thành một quý bà sang trọng. Và ông đã thành công. Thế nhưng, theo như chính lời Eliza nói với người bạn của Higgins, Pickering, không phải những gì cô được học hay làm mà chính cách cô được đối xử như thế nào mới là điều mấu chốt quyết định:

“Anh thấy đó, thật ra thì, ngoài những thứ mà người ta có thể có được như cách ăn mặc, cách nói năng hay những gì đại loại thế, sự khác biệt giữa một quý bà và một cô gái bán hoa không phải ở cách cô ấy cư xử như thế nào mà ở cách người ta đối xử với cô ấy ra sao. Em sẽ mãi là một cô gái bán hoa đối với giáo sư Higgins, bởi vì ông ta chỉ luôn xem em như một cô gái bán hoa, và sẽ mãi luôn như vậy, nhưng em biết rằng em có thể là một quý bà đối với anh, bởi vì anh luôn trân trọng em như với một quý bà, và sẽ luôn như vậy”*.


*“You see, really and truly, apart from the things anyone can pick up (the dressing and the proper way of speaking and so on), the difference between a lady and a flower girl is not how she behaves but how she’s treated. I shall always be a flower girl to Professor Higgins, because he always treats me as a flower girl, and always will, but I know I can be a lady to you because you always treat me as a lady, and always will.” - Eliza said to Pickering in “Pygmalion” - Bernard Shaw.


3.

“Treat a man as he is and he will remain as he is.
Treat a man as he can and should be and he will become as he can and should be” - Goethe

Các bạn nào học về tâm lý hẳn biết đến Pygmalion effect (hiệu ứng Pygmalion) hay còn gọi là Self-fulfilling prophecy (lời tiên đoán tự trở thành hiện thực) như một bí quyết quan trọng trong quản lý nhân sự. Nếu một người (hoặc chính ta) nghĩ ta thông minh hay ngu dốt (or whatever), họ sẽ đối xử với ta theo cách mà họ nghĩ. Nếu ta được đối xử như thể ta thông minh hay ngu dốt (or whatever), ta sẽ hành xử, và thậm chí trở thành như thế. Do vậy, những “tiên cảm” ban đầu của người đó về ta đã trở thành hiện thực! Tóm lại, một khi ý niệm đã hình thành, thậm chí ngay cả khi nó không đúng với thực tế, chúng ta vẫn có khuynh hướng hành xử theo đó. Và kỳ diệu thay, kết quả sẽ xảy ra đúng theo kỳ vọng đó, như thể có phép lạ!

Hiệu ứng Pygmalion được diễn giải qua bốn quá trình sau:

- Chúng ta hình thành kỳ vọng về con người hay sự kiện

- Chúng ta thể hiện kỳ vọng đó qua những tín hiệu giao tiếp, đối đãi…

- Người ta có khuynh hướng đáp lại những tín hiệu đó bằng cách điều chỉnh cách cư xử của họ cho phù hợp

- Kết quả là kỳ vọng ban đầu trở thành hiện thực

Kết quả trở lại tác động vào kỳ vọng ban đầu, tăng cường niềm tin vào những điều chúng ta đã nghĩ về con người/sự kiện đó. Bốn quá trình trên đây tạo nên vòng tròn cho “lời tiên đoán tự trở thành hiện thực” (the circle of self-fulfilling prophecies). Vòng lặp càng “quay” lại nhiều càng làm tăng cường ảnh hưởng của nó. Điều này cũng giải thích phần nào cơ sở tâm lý cho “phép lạ” trong bí quyết luật hấp dẫn (The Secret - Law of Attraction): những suy nghĩ lạc quan, tích cực sẽ thu hút đến quanh ta những may mắn, hạnh phúc và ngược lại, những suy nghĩ bi quan, tiêu cực thường dẫn đến những hậu quả tuyệt vọng, “xui rủi” như một dạng tự kỷ ám thị.

“The best way to predict the future is to create it.” - Peter F. Drucker

“Expect the Best, but prepare for the Worst”.

Hiệu ứng Pygmalion mang một ý nghĩa to lớn khi ứng dụng trong quản lý nhân sự và giáo dục, nhất là đối với việc giáo dục các trẻ cá biệt. Người ta thấy rằng nhân viên/học sinh có khuynh hướng thể hiện, hoàn thành công việc tốt hơn khi được cấp trên/thầy giáo tôn trọng, kỳ vọng, tin tưởng. Đôi khi người ta còn phân ra làm hai dạng: (1) Hiệu ứng Pygmalion - sức mạnh của sự kỳ vọng của cấp trên đối với nhân viên (hay thầy giáo đối với học sinh) và (2) hiệu ứng Galatea - sức mạnh của sự tự kỳ vọng (của nhân viên/học sinh vào bản thân mình). Người ta cho rằng hiệu ứng Galatea (năng lực của sự tự kỳ vọng) này thậm chí còn quan trọng hơn cả hiệu ứng Pygmalion. Do đó, người thầy giáo giỏi phải là người biết truyền cho học trò niềm tin và sự kỳ vọng vào bản thân mình.

Thùy Dương - La xanh

LỜI BÀI HÁT

Gianna Gianna Gianna sosteneva, tesi e illusioni
Gianna Gianna Gianna prometteva, pareti e fiumi
Gianna Gianna aveva un coccodrillo, ed un dottore
Gianna non perdeva neanche un minuto, per fare l'amore (1)
Ma la notte la festa è finita, evviva la vita

Chorus:
La gente si sveste e comincia un mondo
un mondo diverso, ma fatto di sesso
e chi vivrà vedrà...

Gianna Gianna Gianna non cercava il suo pigmalione (2)
Gianna difendeva il suo salario, dall'inflazione
Gianna Gianna Gianna non credeva a canzoni o UFO Gianna aveva un fiuto eccezionale, per il tartufo

(chorus)

Ma dove vai, vieni qua, ma che fai?
Dove vai, con chi ce l'hai? Vieni qua, ma che fai?
Dove vai, con chi ce l'hai? Di chi sei, ma che vuoi?
Dove vai, con chi ce l'hai? Butta la', vieni qua,
chi la prende e a chi la da! Dove sei, dove stai?
Fatti sempre i fatti tuoi! Di chi sei, ma che vuoi?
Il dottore non c'e' mai!Non c'e' mai! Non c'e' mai!
Tu non prendi se non dai! Vieni qua, ma che fai?

Đăng hoặc sửa bản dịch

LỜI DỊCH

Ngọc Cập nhật: Oll / 04-02-2009...
Gianna đồng ý với những điều này cùng sự ảo tưởng
Nàng hứa hẹn với những bờ tường và dòng sông
rằng có một con cá sấu và một bác sĩ
Nàngchẳng tốn chút thời gian nào cho việc làm tình
Nhưng vào đêm bữa tiệc qua đi thì tán dương cuộc đời

Chorus :
Mọi người cởi bỏ trang phục và một thế giới bắt đầu
Một thế giới khác biệt được dựng nên bởi tình dục
và ai sống trong đó sẽ thấy thôi

Gianna đã không tìm kiếm hình tượng cho mình (*)
Nàng đã dựa vào đồng lương của mình từ sự thổi phồng
cũng không tin vào những bản nhạc hay vật thể lạ
mà nàng có một chiếc mũi khác biệt như một gia vị

(Chorus)

Nhưng bạn đang đi đâu đó, lại đây, bạn làm gì thế?
Bạn đi đâu thế, đang giận ai sao...
bạn là của ai nhưng bạn muốn gì?
Vất điều đó đi và lại đây
Ai đón nhận và ai cho đi ! Bạn đang ở đâu, bạn đang ở lại đâu?
Luôn để tâm đến sự bận rộn của bạn!...
Vị bác sĩ không có đây! Ông ta không có ở đây! không bao giờ ở đây!
Bạn đừng nhận lấy nếu như chẳng cho đi ! Đến đây nào nhưng bạn đang làm gì thế

-----
(bản dịch tiếng Việt dịch theo bản dịch nghĩa tiếng Anh)

Cảm nhận của bạn

Đăng nhập để đăng cảm nhận

Cảm nhận của thành viên | Xem hết

...
uneydr 07-08-2010
Ko ngờ nó chẳng liên quan gì đến thể thao =.="
flower girl là cô bé bưng rổ hoa chọi lên mình cô dâu cơ mà nhỉ :-? Mà tất cả con gái lớp uney cũng từng làm gái bán hoa đấy :D, đứng đường cả đêm chắc tụi nó mệt lắm nhưng tiền bán hóa quá hậu hĩnh đi :">
...
external 08-07-2009
bài này tiếng ý mà bạn dich dc cũng giỏi thật

Xem hết các bình luận