Worn Out - Watch Me Fall
Ca khúc giành chiến thắng tại Đại nhạc hội Sanremo của Ý - Sanremo 1990
"Uomini soli" kể về những người đàn ông cô độc. Cô đơn, cô độc là trạng thái tâm lý rất đặc biệt ở người đàn ông. Không biết tiến sĩ Đinh Phương Duy có nghe "Uomini soli" trước khi viết bài phân tích tâm lý "Khi đàn ông cô đơn" này hay không, nhưng quả thật bài viết ấy diễn tả chính xác những gì "Uomini soli" muốn truyền tải. Và có lẽ mình cũng chỉ xin nói thêm về những nội dung không dễ hiểu lắm trong ca khúc mà thôi.
Bạn tìm thấy họ (những người đàn ông cô độc) nơi mọi người du lịch và gọi điện thoại
Với dấu hiệu nhận biết là mùi thơm của nước cạo râu, cứ sau mỗi 24 tiếng và mỗi trận mưa
Họ đắm mình trong tờ Corriere della Sera
Trong việc đến và đi của cô hầu bàn
Nhưng tại sao đêm lại cứ tới mỗi ngày?
Đàn ông cô độc ở khắp mọi nơi, và cũng có những nét bình thường như bao người đàn ông khác, cũng dùng nước cạo râu hàng ngày, cũng thích đọc báo và săm soi phụ nữ... Chỉ khác là họ ngại bóng đêm. Phải, đêm tối chính là không gian hoạt động yêu thích của nỗi cô đơn. Nhưng đừng nghĩ rằng người đàn ông sợ cô đơn. Họ không muốn cô đơn, nhưng họ lại thừa đủ kiêu hãnh và tự tin để đương đầu với nó. Để dễ hình dung ra điều này, bạn có thể liên tưởng tới việc đội bóng đá nam Việt Nam thường thất bại khi đối đầu với Thái Lan nên Việt Nam ngại gặp Thái Lan, nhưng chúng ta không sợ hãi nếu phải gặp họ, mà vẫn luôn mang một hy vọng và niềm tin chiến thắng.
Đôi khi người đàn ông cô độc bởi vì những sự dằn vặt kỳ lạ
bởi vì nỗi sợ hãi tình dục hoặc bởi vì khao khát thành công
Chắc bạn đang thắc mắc ý "Đôi khi người đàn ông cô độc... bởi vì nỗi sợ hãi tình dục". Đây có lẽ là một trong những nỗi sợ hãi tế nhị và thầm kín nhất của người đàn ông. Với phái mạnh, sự thất bại trong công việc chưa chắc đã kinh khủng bằng việc thất bại trong đời sống tình dục. Nỗi hổ thẹn của một người đàn ông thua cuộc về tình dục là gần như không gì có thể so sánh. Nếu ai đã từng đọc tiểu thuyết "Mở rộng phạm vi đấu tranh" thì chắc sẽ hiểu hơn về vấn đề này.
Truyện có một nhân vật tên là Tisserand. Anh này là kỹ sư máy tính, tuổi gần 30, dáng người thấp lùn, mặt mũi xấu xí như con cóc. Bù lại, Tisserand tương đối thành đạt, anh kiêu hãnh và tin tưởng vào bản thân đến mức chưa từng trả tiền cho một cô gái bán hoa nào, anh muốn dùng "vốn tự có" để thử mời gọi một cô gái bình thường "quan hệ" với mình, nhưng dĩ nhiên là chưa bao giờ thành công. Đỉnh điểm tuyệt vọng của một cá thể cô độc về tình dục khiến Tisserand, vào đêm kia, phóng xe như điên trên xa lộ và chết vì tai nạn khi vẫn còn là trai trinh...
Có những người đàn ông cô độc bởi tính thích phiêu lưu
Tisserand cô độc vì chả ai muốn "quan hệ" với anh, nhưng không vì thế mà Don Juan không thể là kẻ phiêu lưu cô đơn trong thế giới tình dục. Biết bao cô gái tự nguyện xin chết trước Don Juan, nhưng đúng như những gì mà ông Trần Thái Đỉnh đã phân tích trong cuốn "Triết học hiện sinh" về tác phẩm "Nhật ký của chàng dụ dỗ gái" của Kierkegaard:
[Don Juan lao đầu chạy theo bóng hồng, và đó thực chỉ là những cái bóng. Người đàn bà chỉ đẹp ở xa xa: "Người đàn bà chỉ ám ảnh người đàn ông khi người đàn ông chưa chiếm được họ". Và khi cô con gái mơn mởn xuân kia chưa vào tay ai, thì cô ta tưởng mình có thể làm bà hoàng, vì thiếu chi những người ông hoàng cưới những cô bé Lọ Lem. Nhưng chỉ sau vài năm, thì nàng tiên cá mà Don Juan theo đuổi kia đã trở thành "bà Bang bán bánh bèo" ở góc chợ! Tình trạng này dần dần gieo chán nản vào lòng Don Juan. Chán nản và nhọc mệt...]
Có những người đàn ông cô độc...
bởi họ mộ đạo
Ngược lại, tính nghiêm nghị và lòng sùng bái tôn giáo cũng có thể dẫn tới sự cô độc, mà cuộc đời của chính triết gia Kierkegaard là một ví dụ điển hình. Kierkegaard sống tuổi thanh xuân như Don Juan, đây là thời kỳ mà ông gọi là giai đoạn "hiếu dục". Sau đó, ông kết hôn với nàng Régine Olsen - người phụ nữ ngây thơ, chân thành yêu ông và ông yêu. Kierkegaard bước vào giai đoạn "đạo hạnh", tức là sống trung thành với bổn phận làm chồng. Với ông, chỉ có tình yêu vợ chồng mới đáng gọi là tình yêu, và đó là thứ tình yêu vĩnh cửu.
Nhưng tiếc thay, nàng Régine lại không phải là người mộ đạo như người chồng. Để hướng tới một đời sống cao hơn "đạo hạnh", tức là "tôn giáo", Kierkegaard đã dằn lòng ly hôn vợ và ông còn lại một mình với Thiên chúa. Với Kierkegaard, đời sống "đạo hạnh" là sinh hoạt trong phạm vi phổ thông, của luân lý - một đời sống như mọi người. Còn đời sống "tôn giáo" thì nhiều khi là vượt qua luân lý, và sống theo nhân vị độc đáo của mình. Nhân vị độc đáo xuất phát từ ý thức về tội lỗi của con người và đặt con người vào mối tương quan với tuyệt đối, tức là Thiên chúa. Đây là trạng thái "cô liêu thăm thẳm, không ai có thể làm bạn với ta ở miền này nữa".
Và bạn thấy đấy, những người chán ngán cái tầm thường, thường tìm đến với tôn giáo (không nhất thiết là đi tu), không phải vì họ muốn trốn chạy cuộc đời, mà chính ý thức về những tội lỗi (vô tình hoặc cố ý, do bản năng hoặc duy lý) có thể gây ra cho cuộc đời, đã dẫn lối cho họ vượt qua chúng, đến với cái "tuyệt đối". Đó là những con người nghị lực nhất và cũng cô độc nhất.
Có những người đàn ông cô độc...
Bởi có lẽ những bà mẹ chẳng bao giờ cai sữa cho họ
Câu này thì mình cũng chưa thật hiểu, không biết ý của người viết có phải là những anh chàng lớn người, nhưng vẫn còn trẻ con hay không?
Như vậy, người đàn ông có rất nhiều lý do cô độc. Và khi cô độc nhất, đối diện với cõi vô cùng, với cái tuyệt đối, họ đã nhờ đến đấng tối cao:
Hỡi Thiên thần của những thành phố
và của cõi vô cùng
Nếu thực sự Người ở ngoài ấy
và nếu Người đã bôn ba từng trải hơn tất thảy chúng tôi
Hãy giúp chúng tôi hiểu về cuộc đời này
Và thay đổi nó dù chỉ là một chút thôi
trước khi nó làm đổi thay chúng tôi.
Ứng với đoạn lời này cũng là đoạn nhạc nhiều cảm xúc nhất của ca khúc. Trong ngôn ngữ Việt, có một câu nói có thể diễn đạt những nét cảm xúc tương tự là "Nếu ông Trời có mắt, sao không thế này, thế kia...". Nếu đoạn lời như vậy được chuyển tải qua lời hát tiếng Việt thì chắc sẽ rất thú vị, thú vị như anh diễn viên hài Paolo Bitta hát đoạn lời trên của "Uomini soli".
Những người đàn ông cô độc nhờ đấng tối cao thay đổi điều gì:
Hãy giúp chúng tôi hiểu ra, nếu có thể
Để chúng tôi tiếp tục yêu
Mà không làm tổn thương thêm ai nữa
Vì giận dữ và ghen tuông
Hãy giúp chúng tôi hiểu về những người phụ nữ
Để thay đổi họ,
và cả chúng tôi nữa, dù chỉ là một chút thôi.
À, ra thế. Cuối cùng, nỗi cô độc, dù là của kẻ thua cuộc như Tisserand, hay thắng cuộc như Don Juan, hay siêu nhiên như Kierkegaard thì đều chung nhau một nội dung, đó là "phụ nữ". Và để kết thúc, mình xin được kết luận như sau: Phía sau nỗi cô đơn của người đàn ông, đều thấp thoáng [ít nhất] một người phụ nữ. Bóng hình ấy có thể là một người cụ thể, cũng có thể chỉ là một vật thể siêu hình, chỉ tồn tại trong mơ ước, trong trí tưởng tượng của người đàn ông mà thôi. Đây hình như là một định mệnh thì phải?
/KaZenKa/
LỜI BÀI HÁT
WORN OUT
...Gently blows the wind, and the ashes fly
So the dead cover those who yet have to die
And when the last embers flicker away
Maybe the new dawn will show the way (or lead me astray...)
Right from the start inviable and shallow
A fucking scarecrow, no path to follow
In this cold caress I've grown to live and breathe
All my memories they seem to twist and fade away
What was my kingdom has turned to lead me to my grave
Now all the wrath is gone and there ate no more words to say
Time, embrace me now (embrace to set me free)
And in a moment you are gone (gone to give me peace)
In my world it all has turned to grey so long ago
I'm only what I despise and for now that's all I know
"Scenes from a mutilated memory, life torn apart, years of shame,
Crippled love, anxiety, frustration, suffocated will -
I've been born to wrong reality..."
Set me free, flow away (flow away to cease the pain)
for this worn out lump no more wants here to stay
LỜI DỊCH
...Gió thoảng êm đềm, tro tàn bay phấp phới
Cái chết bao trùm lên những người còn phải chết
Khi bụi than hồng lập lòe tan biến
Có lẽ bình minh mới sang sẽ chỉ ra con đường (hoặc khiến tôi lạc lối...)
Ngay từ lúc đầu đã nông cạn và biến dị
Con bù nhìn kinh tởm, không nẻo đường để đi
Tôi lớn lên, sống và thở trong sự âu yếm lạnh lùng
Ký ức của tôi, dường như tất cả đều méo mó và nhạt nhòa
Vương quốc tôi thay đổi, dẫn lối tôi vào ngôi mộ của chính mình
Giờ đây tất cả giận hờn đã vụt tan, không còn lời gì để nói
Thời gian, hãy ôm chặt lấy tôi (ôm để cho tôi tự do)
Và trong khoảnh khắc, bạn đã ra đi (đi để cho tôi yên bình)
Thế giới của tôi đã trở nên xám xịt từ rất lâu rồi
Tôi chỉ là một kẻ mình khinh miệt, tới bây giờ, đó là những gì tôi biết
"Hình ảnh từ ký ức bị cắt xén, đời nát tan, tháng năm tủi nhục,
Tình yêu tật nguyền, lo âu, mộng vỡ, quyết tâm tắt nghẹn -
Tôi được sinh ra trong một thực tế đồi bại..."
Hãy cho tôi tự do, cuốn đi xa (cuốn xa để xóa nhòa đau thương)
Cho u bướu kiệt quệ không còn muốn trú ngụ lại nơi đây