Old rugged Cross - Thập Tự xưa - Alan Jackson

2    | 05-06-2008 | 5806

Ít khi chúng ta có thể ca ngợi hay tỏ lòng biết ơn của mình đối với tác giả của những bản thánh ca trong lúc sinh thời của họ. Giống như những tác phẩm nghệ thuật khác, khi những bản thánh ca trở nên nổi tiếng thì tác giả đã qua đời từ lâu. Biết bao lần chúng ta bày tỏ lòng tôn kính, hâm mộ của mình trước những phần mộ cô đơn, khiêm tốn. Họ đã yên nghỉ hàng bao nhiêu năm trước khi chân giá trị về tài năng của họ được thiên hạ biết đến.

Tuy nhiên trong vòng những soạn giả thánh ca mà tác phẩm của họ được hoan nghênh đương thời họ, chúng ta phải kể đến Mục sư George Bernard, tác giả và nhà soạn nhạc của bài “Thập Tự xưa” thường được gọi là “bài thánh ca phép lạ” vì sự phổ cập khác thường và vẻ thu hút lòng người của bài hát này (sáng tác năm 1913).

George Bernard ra đời ở Youngstown, Ohio. Khi gia đình dời đến Alba, Iowa ông cũng chỉ là một em bé sơ sinh. Vài năm sau họ lại chuyển đến Lucas, Iowa và ở đó cậu Bernard đã tiếp nhận Chúa. Cha cậu mất năm cậu 16 tuổi, để lại cả gánh nặng gia đình gồm bà mẹ và 4 cô em gái trên vai người thiếu niên ấy, vì thế Bernard không thể học hành đến nơi như ý mong muốn trong sự chuẩn bị cho sự hầu việc Chúa sau này. Phải chăng những thành công sau này của ông càng đáng ca ngợi hơn vì ông đã đạt được trong khi phải đương đầu với những cuộc tranh đấu sớm sủa ấy?

Vài năm sau, cả nhà chuyển đến Illinois, nơi ông lập gia đình. Ông và bà được huấn luyện và phục vụ một thời gian như nhân viên trong tổ chức Cứu Thế Quân. Sau đó ông hợp tác với hội thánh Giám lý Episcopal. Những cảm hứng dẫn đến việc sáng tác bài thánh ca này được ảnh hưởng rất nhiều qua những kinh nghiệm khi ông hoạt động trong đợi Cứu Thế Quân.

Suốt trong những năm đầu của chức vụ, ông đã luôn “cầu nguyện cho một sự hiểu biết trọn vẹn về Thập Tự Giá và chương trình (kế hoạch) của thập tự giá trong Cơ-đốc giáo”. Ông dành rất nhiều thì giờ để nghiên cứu, cầu nguyện và suy gẫm cho đến khi ông có thể nói: “Tôi đã thấy Đấng Christ của Thập Tự Giá như thể tôi đang thấy Giăng 3:16 rời trang giấy in, mặc lấy hình dạng và hành động từ ý nghĩa của sự cứu chuộc. Trong suốt thời gian ấy đề tài của bài hát đã đến với ông. Ông muốn làm một việc gì với điều ấy tại đó ngay nhưng ông đã để ý một tiếng nói bên trong rằng “Hãy chờ đợi”. Những cuộc truyền giảng ở Michigan và Nữu ước đã ngăn trở ông viết ra bài hát mong muốn. Nhưng trên chuyến hành trình trở về Michigan, ông đã trải qua một kinh nghiệm “khá gay go” khi cảm nhận đựơc ý nghĩa lời Phao-lô: Thông công trong sự thương khó của Đấng Christ. Những cảm xúc cá nhân cùng với những thành công trong kỳ giảng phục hưng đã khiến ông có thể đạt đến chỗ tập trung hơn bao giờ hết và dường như bài hát đã đến với ông mà không cần quá nhiều nỗ lực.

Cuối cùng bài hát được hoàn tất và ông viết lời cùng nhạc tại tư thất của ông bà Mục sư L.O.Bostwick tại Pokagon, Michigan. Trong lúc ấy một loạt bài những buổi thờ phượng ở hội thánh Pokagon cũng đã đựơc xếp đặt.

Ông lấy cây guitar yêu thích của mình và nhờ ông bà L.O.Bostwick nghe hộ, góp ý trong khi ông vừa đàn vừa hát. Trong gian bếp của tư thất đó, ông bà Mục sư chủ nhà là những người đầu tiên thưởng thức bài "Thập Tự xưa" do chính tác giả trình bày. Khi ông hát xong Mục sư nói với người khách của mình: “Đức Chúa Trời đã ban cho ông một bài ca bất tử. Chưa có bài hát nào làm chúng tôi cảm động như bài hát ấy”. Và họ xin ông cho phép họ xuất bản bài hát, Đêm 7.6.1913 Mục sư Bernard giới thiệu bài hát ấy ở một hội thánh gần đó và ban hát 5 giọng đã hát bài hát ấy từ những ghi chép bằng bút chì của ông. Thành viên của ban hát lịch sử ấy gồm: Frank Virgil, Olive Mars Clara Virgil, William Thaldorf và Florence Jones cũng là nhạc sĩ Organ đầu tiên đàn bài hát mới ấy. Hằng năm, Hội thánh ấy kỷ niệm “Ngày Thập Tự xưa”, tên của những người đầu tiên đã hát bài ấy cùng ý nghĩa sự kiện ấy đã được khắc trên một tảng đá to gần đó. Ngay lập tức bài hát trở nên phổ biến.

Được giới thiệu trước mặt Đại hội đồng ở Thần học viện Chicago, Illinois, lập tức bài hát được lan truyền đến hàng trăm hội thánh khác toàn Hoa-kỳ và được thu vào hàng nghìn đĩa hát, băng nhạc. Khắp mọi nơi, tư gia, buổi nhóm, bệnh viện, nhà tù... bài hát đều trình bày sứ điệp của nó. Ngay các phạm nhân trong tù cũng gọi đó là “bài thánh ca của tù nhân”. Tác giả đã gửi một bản sao đến Charles H.Gabriel, nhà soạn nhạc thánh, hoà âm, nhạc phúc âm nổi tiếng và ông này đã gửi lại với lời tiên tri “Ông sẽ nghe từ bài hát này...

Phao-lô đã viết: “Đức Chúa Trời cấm tôi khoe mình (hãnh diện) trừ ra khoe mình trong Thập Tự Giá của Đức Chúa Giê-xu Christ chúng ta (Gal 6:14). Được cảm hứng bởi Lời này, John Browning đã sáng tác bài thánh ca “Đời tôi lấy thập tự làm hiển vinh”. Từ trong bóng đêm nghèo nàn, thống khổ và sự nguyện cầu của chính mình George Bernard đã hát về năng quyền và theo thời gian, bài hát của ông cứ được thêm nhiều người biết đến.

Ông Homer Rodeheaver một nhà truyền đạo hay hát, một người chuyên xuất bản thánh ca rất nổi tiếng đã tiếp tục lan truyền ảnh hưởng của bài hát này tại bất cứ nơi nào ông đến. Đài phát thanh cũng đã sử dụng bài hát ấy và đạt đến kết quả như ta thấy ngày nay. Với năng lực tối cao của thánh ca để chữa lành tâm linh, để khích lệ, an ủi và thêm sức cho tâm hồn, bài “Thập Tự xưa” chứa đựng một nhiệm vụ, một sứ điệp sẽ còn tồn tại lâu dài.

Những bài hát Phao-lô và Si-la hát giữa đêm khuya đã gây một trận động đất ở nhà giam thành Philip. Bài hát George Bernard hát từ giữa đêm tối của tâm linh ông đã gây nên một cơn chấn động thuộc linh trong vô số tấm lòng và đem không biết bao nhiêu người đến với Thập Tự Giá.

(Người ta đã dựng một cây thập tự cao 12 bộ đứng bên vệ đường gần thành phố Reed Michigan, trên đó ghi dòng chữ “Thập Tự xưa”. Ấy là một dấu hiệu nhắc nhở khách qua lại rằng, đây là “nhà của tác giả bất tử Mục sư George Bernard").

LỜI BÀI HÁT

On a hill far away, stood an old rugged Cross
The emblem of suff'ring and shame
And I love that old Cross
where the Dearest and Best
For a world of lost sinners was slain

So I'll cherish the old rugged Cross
Till my trophies at last I lay down
I will cling to the old rugged Cross
And exchange It some day for a crown

Oh that Old Rugged Cross
So despised by the world,
Has a wondrous attraction for me;
For the dear Lamb of God
left His glory above
To bear it to dark Calvary.

So I'll cherish the old rugged Cross
Till my trophies at last I lay down
I will cling to the old rugged Cross
And exchange It some day for a crown

In that old rugged Cross, stained with blood so divine,
A wondrous beauty I see,
For ’twas on that old cross Jesus suffered and died,
To pardon and sanctify me.

To the old rugged Cross, I will ever be true
Its shame and reproach gladly bear
Then He'll call me someday
To my home far away
Where His glory forever I'll share

And I'll cherish the old rugged Cross
Till my trophies at last I lay down
I will cling to the old rugged Cross
And exchange It some day for a crown

Đăng hoặc sửa bản dịch

LỜI DỊCH

God's child Cập nhật: duythucdeptrai / 13-06-2008...
Thập Tự xưa sừng sững cao
Dựng tận trên sườn núi xa
Như tiêu biểu cho muôn sầu khổ sỉ nhục
Lòng tôi yêu Thập Giá xưa
Nơi Vua vinh diệu chí cao
Thay nhân thế hư hoại chết cách đau thương

Lòng tôi say mê bóng dáng Thập Tự xưa
Vui lòng đầu phục tận hiến cả cuộc đời
Lòng ôm ấp mối quyến luyến với Thập Tự
Sẽ biến nên mão vinh diệu cho chính tôi

Thập tự xưa hình xấu xa
Toàn trần gian đều mỉa mai
Nhưng thu hút tôi bằng tình yêu âm thầm
Vì Chiên Con từ Chúa Cha
Rời trời cao đầy hiển vinh
Mang gian ác đau buồn ở Gô-gô-tha

Lòng tôi say mê bóng dáng Thập Tự xưa
Vui lòng đầu phục tận hiến cả cuộc đời
Lòng ôm ấp mối quyến luyến với Thập Tự
Sẽ biến nên mão vinh diệu cho chính tôi

Thập Tự xa lạ thuở xưa
chìm ngập trong giòng huyết thiêng
Nhưng tôi thấy vẻ đẹp tuyệt đối cao trọng
Vì tại trên Thập Giá xưa, Jê-sus yên lặng khổ đau
Ðem tha thứ nguyên lành đến cho chính tôi.

Lòng tôi say mê bóng dáng Thập Tự xưa
Vui lòng đầu phục tận hiến cả cuộc đời
Lòng ôm ấp mối quyến luyến với Thập Tự
Sẽ biến nên mão vinh diệu cho chính tôi

Từ nay trung thành mãi luôn
Phục tại chân Thập Giá xưa
Vui mang hết bao điều nhục nhã khinh bạc
Ngày tương lai bừng sáng tươi
Jêsus kêu gọi chính tôi
Hân hoan sống trong nguồn ánh sáng vinh quang

Lòng tôi say mê bóng dáng Thập Tự xưa
Vui lòng đầu phục tận hiến cả cuộc đời
Lòng ôm ấp mối quyến luyến với Thập Tự
Sẽ biến nên mão vinh diệu cho chính tôi

Cảm nhận của bạn

Đăng nhập để đăng cảm nhận

Cảm nhận của thành viên | Xem hết

...
duythucdeptrai 06-06-2008
Tôi cảm tạ Chúa khi tôi nghe những bài thánh ca. Thánh ca là trường tồn, là bất diệt trong đời này vả cả cõi đời sau vì chúng được viết nên để ca ngợi ĐẤNG TỰ HỮU HẰNG HỮU, là ĐẤNG HIỆN CÓ, ĐÃ CÓ VÀ CÒN ĐẾN, là An-pha và Ô-mê-ga. Tôi thấy được sự đồng công của Người khi tôi hát và suy gẫm thánh ca. Tôi biết thánh ca được viết dưới sự dẫn dắt của Người, ko những thế thôi mà Người cùng tác giả - cà hai đã cùng nhau viết nên thánh ca. Tôi cảm tạ Chúa khi tôi được nghe một bài thánh ca được dịch ra tiếng Việt . Trong đời tôi, ngoài thánh ca, không một tác phẩm âm nhạc nào mà được dịch hay như thế.

Xem hết các bình luận